Wiki

Clone wiki

Mô hình SWOT là gì? 7 bước phân tích mô hình SWOT / Home

Mô hình SWOT là giải pháp hiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc sử dụng mô hình SWOT giúp các doanh nghiệp định hướng được chiến lược kinh doanh mang đến sự phát triển bền vững trong tương tương lai. Vậy mô hình W6AzHbZ.gifSWOT là gì? 7 bước phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng FPT Skillking tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới bài viết sau đây! 

Khái niệm về mô hình SWOT là gì?

SWOT được viết tắt bởi 4 từ: Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội và Threats – thách thức. Mô hình SWOT là công cụ được giới kinh doanh biết đến rộng rãi dùng để phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh cực kỳ hiệu quả. 

Thông qua việc phân tích ma trận SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình. Không những thế, các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ có được những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng doanh thu. 

Khái niệm về mô hình SWOT là gì?

Hướng dẫn cách phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh

Để có thể thực hiện chiến lược kinh doanh thành công cho doanh nghiệp của mình thì việc phân tích mô hình SWOT có vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng FPT Skillking tham khảo ngay 7 bước phân tích mô hình SWOT dưới đây: 

Bước 1: Xác định được mục tiêu của việc phân tích SWOT

Trước tiện để có thể tận dụng được mô hình phân tích SWOT, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu mà mình cần để phân tích SWOT là gì. 

Bước 2: Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và doanh nghiệp

Trước hết, để có thể tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu thì doanh nghiệp cần phải hiểu được đội ngũ nhân viên của mình như thế nào. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xin ý kiến của đối tác kinh doanh hay phản hồi của chính khách hàng hiện tại của mình. Theo chuyên trang skillking.fpt.edu.vn, có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể nhận thấy được điểm mạnh và tận dụng chúng. 

Nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và doanh nghiệp

Bước 3: Tìm ra điểm mạnh

Điểm mạnh chính là một lợi thế của riêng doanh nghiệp, dự án hay sản phẩm. Một số ví dụ về điểm mạnh của doanh nghiệp có thể là: ý tưởng bán hàng độc đáo, môi trường làm việc tốt, bộ máy lãnh đạo xuất sắc hay nguồn nhân lực giỏi... 

Bước 4: Nhận biết được điểm yếu

Bên cạnh lợi thế thì doanh nghiệp cũng cần phải nhận biết được điểm yếu của mình. Về điểm yếu, bạn cũng cần phải trung thực đánh giá điểm để giảm thiểu tác nhân gây hại cũng như tránh lặp lại thất bại của công ty thì phân tích hay quản trị mới đạt hiệu quả.

Nhận biết được điểm yếu

Bước 5: Nhận định những cơ hội

Doanh nghiệp cần nhận định và liệt kê những cơ hội mà mình có thể tận dụng. Những cơ hội này thường xuất phát từ yếu tố bên ngoài và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu kỹ thị trường, như vậy sẽ giúp việc nhận định cơ hội trở nên dễ dàng hơn. 

Ra mắt những công nghệ mới,, nhu cầu của khách hàng gia tăng đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp. Hoặc hợp tác với những đối tác lớn, luật pháp có sự thay đổi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp... chính là cơ hội có thể tận dụng được của doanh nghiệp. 

Bước 6: Lường trước được rủi ro

Cũng tương tư như cơ hội, yếu tố rủi ro thuộc tác động từ bên ngoài và doanh nghiệp cũng không thể kiểm soát được. Một vài ví dụ về rủi ro có thể kể đến như: đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường đông, tỷ lệ thất nghiệp tăng, rủi ro về tài chính, thay đổi luật pháp... 

Bước 7: Mở rộng mô hình phân tích SWOT

Cuối cùng trong 6 bước là mở rộng ma trận phân tích SWOT bằng cách kết hợp các ký tự trong 4 yếu tố của SWOT sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra thế mạnh cũng như các giải pháp cho doanh nghiệp. 

Lời kết

Trên đây là giải thích khái niệm U4djmZ9.gifmô hình SWOT là gì? 7 bước phân tích mô hình SWOT đối với kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn. Theo dõi FPT Skillking để có thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày nhé.

Updated